Quân đội các nước vào cuộc chống Ebola

Ngày đăng 31/12/1969 00:00

>>Ngân hàng Thế giới chi 200 triệu USD chống Ebola
>>Virút Ebola lây lan qua máy bay, taxi 
>>50 chuyên gia Mỹ tới Tây Phi chống Ebola
 

Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ từ đầu đến chân tại một khu vực bị cách ly ở quận Foya, Lofa County, Liberia - Ảnh: Reuters

ABC News đưa tin hôm qua 4-8, Sierra Leone và Liberia đã điều động hàng trăm binh sĩ tham gia chống dịch bệnh.

Tại Sierra Leone, người phát ngôn quân đội cho biết khoảng 750 binh sĩ sẽ tới khoanh vùng và cách ly các cộng đồng dân cư có dịch ở phía đông nước này.

Tại Liberia, quân đội cũng được triển khai tới các khu vực bùng phát dịch nghiêm trọng nhất để chuẩn bị sẵn sàng cho công tác kiểm soát dịch.

Năm điều cần biết về dịch Ebola Tây Phi

1.Đây là đợt bùng phát dịch lớn nhất lịch sử. Tính từ tháng 3 năm nay, dịch bệnh đã khiến hơn 1.300 người bị bệnh, trong đó 887 người đã tử vong. Đợt dịch này được đánh giá là bất thường đối với Tây Phi do bệnh thường xuất hiện ở miền trung và đông lục địa này.

2.Tỉ lệ tử vong cao, có thể tới 90%. Theo các quan chức y tế Liberia, Guinea và Sierra Leone, tỉ lệ tử vong hiện nay khoảng 60%, số còn lại đang được điều trị hoặc đã khỏi bệnh. Trong đó những người phục hồi tốt nhất chính là người đã đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện bệnh và nhận được sự chăm sóc thích hợp để tránh mất nước.

Virút Ebola xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976, được đặt tên theo một con sông nhỏ ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Cho đến nay y học vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị hay vắcxin phòng ngừa.

3.

Người nhiễm Ebola có triệu chứng như nhiều bệnh khác. Các triệu chứng sớm của nhiễm Ebola gồm sốt, nhức đầu, đau cơ và đau họng. Do đó rất khó phân biệt giữa Ebola và sốt rét, sốt thương hàn hay bệnh tả. Chỉ trong giai đoạn sau này, người nhiễm Ebola bắt đầu bị xuất huyết cả bên trong và bên ngoài - thường là ở mũi và tai, thì bệnh mới được nhận dạng rõ rệt.

4. Ebola không có khả năng lây lan trong không khí hay đường hô hấp, chỉ lây qua tiếp xúc trực tiếp, như tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch từ người bệnh (máu, mồ hôi, phân, nước tiểu, nước bọt hoặc tinh dịch…)

5.Sợ hãi và thông tin sai. Ở cả ba quốc gia, các nhân viên y tế và bệnh viện đã bị tấn công do người dân hoảng loạn đổ lỗi cho các bác sĩ và y tá nước ngoài đã mang virút gây bệnh vào cộng đồng họ. Thậm chí bệnh nhân Ebola cũng bị người nhà đưa ra khỏi bệnh viện. Hiện các quan chức y tế đã tăng cường nỗ lực để cô lập bệnh nhân, giáo dục cộng đồng, kiểm tra khách du lịch và thắt chặt biên giới để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

TƯỜNG VY

------------------------------------

* Xem thêm

>>Dịch bệnh do virút Ebola: đã có gần 1.000 người nhiễm
>>Hơn 500 người chết, dịch bệnh do Ebola vẫn đang lan rộng
>>Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh sốt xuất huyết do virút Ebola
>>WHO lập trung tâm kiểm soát Ebola ở Tây Phi
>>Virút Ebola lây lan nhanh chưa từng có
>>WHO: dịch Ebola có thể lan sang nhiều nước
>>Tây Phi: dịch Ebola “ngoài tầm kiểm soát”, 350 người chết
>>Liberia xác nhận ca tử vong do Ebola
>>Quốc tế lo dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi