Đi bộ thế nào để giảm cân hiệu quả ?

Ngày đăng 20/07/2016 07:56

Đi bộ thế nào để giảm cân hiệu quả? Là câu hỏi của nhiều người muốn giảm cân bằng phương pháp đi bộ vì nó đơn giản và không hề tốn kém. Nếu bạn thực hiện theo những hướng dẫn sau của maychaybodien.info sẽ giúp bạn có được một cơ thể săn chắc và một vòng eo thon gọn mà bạn hằng mơ ước. Bài viết liên quan : >>> Những lý do nên tập thể dục buổi sáng. >>> Đi bộ và chạy bộ giúp phòng tránh bệnh trĩ.

Đi bộ thế nào để giảm cân hiệu quả ?

di-bo

1. Các cách đi bộ tốt nhất: - Đi bách bộ: người làm việc nhà, hoặc sinh hoạt trong nhà, người bị bệnh tim mạch (nên đi trong nhà); trẻ em đến trường. - Đi vừa phải, chân bước tay vung ngang ngực (như bộ đội duyệt binh) cho người sức khỏe bình thường, hoặc bệnh nhẹ. - Đi chậm (người: béo phì, mang thai 3 tháng cuối, ốm nặng mới hồi phục).

tang-cuong-sinh-ly-nam-265

- Đi nhanh, sải chân dài, chân bước tay vung. Tốc độ 80 – 100 bước/phút. Năng lượng tiêu hao 270kcal/giờ. Nhu cầu oxy: 56 l/giờ (người khỏe dư cân). - Leo cầu thang (người khỏe làm việc trong nhà nhiều tầng). - Sử dụng máy chạy bộ điện. 2. Thời điểm nên tập chạy bộ. - Buổi sáng: sau lúc mặt trời mọc 30 phút đến 10 giờ sáng. - Buổi chiều: 16 – 18 giờ (ngày trời râm có thể đi bộ từ 15 giờ).

1402127828_cach-giam-can-hieu-qua

- (Đi bộ vào các thời điểm nói trên là tốt nhất, nhưng chỉ có thể thực hiện được với người đã nghỉ hưu, người làm nghề tự do, còn các đối tượng khác lại trùng với giờ làm việc buổi sáng). - Thời gian đi bộ : tối thiểu 30 phút, tối đa 60 phút. 3. Những lưu ý để tập đi bộ mang lại hiệu quả tốt nhất Người đi bộ cần mang: trang phục gọn gàng, đi giày vải đế bằng, đeo kính râm, đội mũ lưỡi trai. Mùa rét: mặc quần áo đủ ấm, không bó sát người. Mùa nóng: mặc quần đùi, áo 3 lỗ. Không dùng kem chống nắng, không mặc áo chống nắng. Những trường hợp không nên đi bộ tập luyện: đó là những người đang trong tình trạng hoặc có dấu hiệu: chóng mặt, khó thở, rối loạn tuần hoàn não nặng, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa khớp, lỏng khớp, viêm gót chân, bàn chân, viêm tắc động, tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch chân, phù 2 chi dưới, đau cơ, teo cơ, mệt mỏi, hành kinh, thai đạp mạnh, hen suyễn, đau mắt, nhức đầu nặng… 4. Việc cần tránh khi tập luyện đi bộ - Không nói chuyện (hại sức khỏe, tổn chân khí). - Không suy nghĩ lung tung, mà phải tập trung chú ý vào hơi thở và bước đi. - Không dắt trẻ em hoặc dắt tay mgười khác. - Không cầm thứ gì ở tay (nếu mang theo ô hoặc áo mưa, nước uống… thì cho vào túi có quai dài đeo trên vai). Nếu bạn không có thời gian để chạy bộ hay đi bộ thì có thể mua cho mình một chiếc máy chạy bộ để tập luyện như thế nó sẽ giúp bạn giảm cân và tăng cường sức khỏe một cách hiệu quả