Ý nghĩa hệ thống kinh - huyệt đạo trên cơ thể người.

Ngày đăng 13/05/2021 16:28

Hệ thống kinh – huyệt đạo chạy trên cơ thể người  chính là mạng lưới các đường kênh năng lượng chạy dọc ngang khắp toàn bộ cơ thể. Nó được gọi là hệ thống kinh mạch với nhiều đường kinh khác nhau giúp vận chuyển năng lượng (khí) đi khắp mọi ngõ ngách  từng tế bào trong cơ thể. Nó có thể báo hiệu bệnh tật phát sinh và nếu biết cách vận hành, nó cũng chính là cơ sở để giúp cơ thể tự trị liệu phục hồi sức khỏe. 

y-nghia-he-thong-kinh-huyet-dao-tren-co-the-nguoi

Ý nghĩa hệ thống kinh - huyệt đạo trên cơ thể người.

Đông y đã thống kê và chia hệ thống kinh mạch chằng chịt ra làm 14 đường kinh mạch chính, nó giống như những đường “quốc lộ” vận chuyển năng lượng tới từng đường nhánh con rồi tới từng tế bào cảu cơ thể. Vì thế, hệ thống kinh mạch này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng với mọi hoặt động của hệ thống cơ quan và sức khỏe của mỗi người.

y-nghia-he-thong-kinh-huyet-dao-tren-co-the-nguoi-1

14 đường kinh này có hệ thống huyệt đạo, huyệt vị khác nhau, chức năng nhiệm vụ cũng khác nhau. Để có thể vận dụng các đường kinh lạc này một cách linh hoạt vào việc phòng và điều trị bệnh, chúng ta cần phải chuẩn bị cho mình đầy đủ những kiến thức để hiểu và vận dụng đúng cách, chính xác để tạo nên những hiệu quả tốt nhất.

Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về 14 đường kinh mạch và các huyệt trên một vài đường kinh chính.
14 huyệt đạo bao gồm: đường kinh phế, đường kinh Đại Tràng, đường kinh Vị, đường kinh Tỳ, đường kinh Tâm, đường kinh Tiểu trường, đường kinh Bàng Quang, đường kinh Thận, đường kinh Tâm Bào, đường kinh Tam Tiêu, đường kinh Đởm, đường kinh Can, mạch Nhâm và mạch Đốc.

Huyệt trên đường kinh Phế: 

y-nghia-he-thong-kinh-huyet-dao-tren-co-the-nguoi

Đường đi của kinh Phế như sau: bắt đầu từ trung tiêu, vị xuống liên lạc với Đại trường rồi quay lên dạ dày và xuyên qua cơ hoành, sau đó lên phế đến thanh quản họng thì rẽ ngang xướng hố náchvà tiếp tục ở mặt trước ngoài cánh tay, xuống khuỷu tay – mặt trước cánh tay – đến bờ trong trước đầu dưới xương quay – tới bờ ngón tay cái – tận cùng ở gốc móng tay cái. Phân nhánh từ Liệt Khuyết tách ra một nhánh ở phía mu tay xuống đến góc móng ngón tay trỏ và nối với đường kinh Đại Trường.

Thời gian đường kinh Phế hoạt động mạnh nhất là từ 3 – 5 giờ sáng.

Kinh phế liên hệ với tạng phủ Đại Truòng, Vị và Thận.

y-nghia-he-thong-kinh-huyet-dao-tren-co-the-nguoi-2

Chức năng của kinh Phế là dẫn truyền khí và dưỡng chất, làm sạch chất thải (phân) và nước (nước tiểu).

Cơ quan liên hệ của đường kinh Phế là phổi, phế quản, da, họng và mũi.

Đường đị của kinh Tâm: đường đi của kinh Tâm biểu hiện như sau:

Bắt đầu từ huyệt Cực tuyền dưới hốc nách men theo mặt trong cánh tay - qua khuỷu tay -  xuống lòng bàn tay rồi đến đầu ngón tay út và kết thúc tại huyệt Thiếu xúc nằm cạnh góc trong móng tay út.
Thời gian hoạt động mạnh nhất của kinh Tâm là từ 11 giờ - 13 giờ hàng ngày.

Kinh Tâm liên hệ với kinh Tiểu trường.

y-nghia-he-thong-kinh-huyet-dao-tren-co-the-nguoi-3

Chức năng của kinh Tâm là điều khiển tuần hoàn máu và chi phối mọi hoạt động thể chất và tinh thần của cơ thể. Về mặt tâm lý, kinh tâm ổn định sẽ giúp cho các cơ quan còn lại phối hợp nhịp nhàng ăn ý với nhau và ngược lại, tâm bất ổn thì mọi hoạt động cảu các cơ quan khác sẽ bị trì trệ, lâu dần dẫn đến cơ thể suy yếu, bệnh tật.

Những tác động bên ngoài cũng tác động đến tâm. Nếu khả năng tiếp nhận những áp lực bên ngoài càng cao thì tính tình con người luôn vui vẻ, hoạt bát, phóng khoáng, mạnh mẽ, lạc quan. Ngược lại, nếu không chịu được áp lực thì tâm bất an sinh ra cáu gắt, buồn bực, hồi hộp, sợ hãi, ngủ không ngon và hay nằm mơ.

Cơ quan liên hệ của kinh Tâm là lưỡi, não và tim.

Để chăm sóc cơ thể các bạn nên tìm hiểu về massage bấm huyệt, tự thao tác, hoặc sử dụng ghế massage toàn thân tại nhà.