Hướng dẫn cách xử lý khi bị chuột rút

Ngày đăng 11/02/2020 13:58

Chuột rút là tình trạng các cơ bị co thắt đột ngột, gây ra những cơn đau nhức khó chịu ở bắp thịt. Nguyên nhân của các cơn co thắt này là do cơ thể bị lạnh hoặc lao động quá sức. Khi bị chuột rút, người bị thường đau đớn và không cử động được nữa. 

huong-dan-cach-xu-ly-khi-bi-chuot-rut

Vậy chúng ta phải làm thế nào trong trường hợp này để giảm đau một cách nhanh chóng và hiệu quả?
Tuy cơ thể  con người được cấu tạo bởi các nhóm cơ và mọi nhóm cơ đều có thể có khả năng bị chuột rút nhưng chuột rút thường xảy ra ở vùng cẳng chân, bắp đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. 

Chuột rút là gì? Nguyên nhân vì sao bị chuột rút ?

Một số nguyên nhân gây ra chuột rút như rối loạn chức năng thần kinh thực vật;  Cơ thể mất sức, mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi gây ra hiện tượng cơ thể thiếu hụt muối natri clorua; Cơ thể làm việc nhiều, gây ứ đọng axit lactic đầu độc các nhóm cơ.

huong-dan-cach-xu-ly-khi-bi-chuot-rut-1

Những người lao động quá sức cũng dễ gặp phải tình trạng bị chuột rút mà người Nam hay gọi là vọp bẻ. Các đối tượng dễ bị chuột rút là những vận động viên, những người leo núi, leo cầu thang nhiều, phụ nữ có thai,… Nguyên nhân là do vận động cường độ cao, cơ thể mất nước và muối khoáng, các nhóm cơ bị đầu độc gây ra hiện tượng chuột rút.

Khi gặp chuột rút, cách xử lý là uống nước, dùng tay massage, xoa bóp vùng đùi và bắp chân, kéo căng các đầu ngón chân.

huong-dan-cach-xu-ly-khi-bi-chuot-rut-2

Có rất nhiều người thường gặp phải hiện tượng vào chuột rút vào ban đêm. Lý giải cho hiện tượng này là do chúng ta ban ngày lao động nặng hoặc đứng lâu trên nền đất cứng, cơ bắp không hoạt động và ban đêm khi cơ thể thả lỏng thì gây ra hiện tượng chuột rút. Thêm nữa, tình trạng vận động quá sức gây sản sinh axit lactic đầu độc cơ, gây rối loạn truyền tín hiệu thần kinh và cơ bắp.

Hướng dẫn cách xử lý khi bị chuột rút

huong-dan-cach-xu-ly-khi-bi-chuot-rut-3

- Khi đang vận động mà bị chuột rút gây đau đớn khiến cơ thể dừng mọi vận động. Muốn cơn đau chấm dứt nhanh chóng, bạn cần phải thực hiện theo phương pháp sau: dừng ngay vận động lại và cố gắng thả lỏng vùng cơ bắp đang bị co thắt, nhẹ nhàng massage xoa bóp vùng bị đau. 

Sử dụng dầu nóng massage vùng bị đau để tăng thêm hiệu quả. Nếu chuột rút ở cẳng chân, bạn nên nhẹ nhàng duỗi thẳng cơ chân theo chiều đối ngược.

huong-dan-cach-xu-ly-khi-bi-chuot-rut-4

- Trong trường hợp bạn bị chuột rút bắp đùi, hãy cố gắng duỗi thẳng chân ra, một tay đỡ và nâng cao gót chân, tay còn lại ấn đầu gối xuống.

- Trường hợp bị chuột rút ở xương sườn, hãy cố gắng hít thở thật sâu đồng thời massage lồng ngực để tăng nhu động của cơ. Sau khi cơn đau chấm dứt, bạn có thể tắm nước nóng để thả lỏng cơ bắp và thư giãn.

huong-dan-cach-xu-ly-khi-bi-chuot-rut-5

- Bạn có thể sử dụng thêm một số thuốc giúp hỗ trợ điều trị như vitamin E, thuốc thư giãn cơ. Bình thường chuột rút không gây nguy hiểm nhưng nếu tình trạng xảy ra khi bạn đang lái xe hoặc bơi lội bạn có thể bị đuối nước và gặp tai nạn do vậy bạn cần phải hết sức cẩn thận trong các trường hợp trên.

Chuột rút thường chỉ gây đau đớn và không gây nguy hiểm đến sức khỏe; tuy nhiên bệnh này lại rất nguy hiểm nếu như bạn đang bơi lội, ngồi gần bếp lửa hay đang lái xe. Vì vậy các bạn hãy tham khảo những cách xử lý trên đây để áp dụng khi cần thiết.

huong-dan-cach-xu-ly-khi-bi-chuot-rut-6

Trên đây là một số chia sẻ về Cách xử lý khi bị chuột rút từ Daiviet Sport. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến chuột rút, cách tập luyện tại nhà, máy chạy bộ, liệu pháp massage, ghế massage... Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!

 

Tags : kỹ thuật chạy bền không mất sức mà chưa ai biết, sở hữu vòng eo con kiến bằng chạy bộ.